minhvu2510 / k8s

Tìm hiều k8s, cài đặt, các khái niệm trong k8s, triển khai ví dụ

Geek Repo:Geek Repo

Github PK Tool:Github PK Tool

Nội dung

  1. Cài đặt k8s
  2. K9s
  3. Pod, Node, Kubectl
  4. ReplicaSet, HPA
  5. Deployment
  6. Service, Secret
  7. DaemonSet Job và CronJob trong Kubernetes
  8. Pv, pvc
  9. PersistentVolume NFS trên Kubernetes
  10. Sử dụng Ingress trong Kubernetes

Tham khảo các file config tại source link

Linh web https://minhvu2510.github.io/k8s/

1. Cài đặt k8s

Kubernetes (còn gọi là k8s) là một hệ thống để chạy, quản lý, điều phối các ứng dụng được container hóa trên một cụm máy (1 hay nhiều) gọi là cluster. Bạn có thể điều chỉnh tăng giảm tài nguyên, bản chạy phục vụ cho dịch vụ (scale), bạn có thể cập nhật (update), thu hồi update khi có vấn đề ... Kubernetes là một công cụ mạnh mẽ, mềm dẻo, dễ mở rộng khi so sánh nó với công cụ tương tự là Docker Swarm!

Kiến trúc

Tux, the Linux mascot

Tạo Cluster Kubernetes

Cụm k8s gồm 1 master(10.5.22.109) và 2 node

1.Tạo master

kubeadm init --apiserver-advertise-address=10.5.22.109 --pod-network-cidr=192.168.0.0/16

Tux, the Linux mascot

Sau khi lệnh chạy xong, chạy tiếp cụm lệnh nó yêu cầu chạy sau khi khởi tạo- để chép file cấu hình đảm bảo trình kubectl trên máy này kết nối Cluster

Tux, the Linux mascot

Tiếp đó, nó yêu cầu cài đặt một Plugin mạng trong các Plugin tại addon, ở đây đã chọn calico, nên chạy lệnh sau để cài nó

kubectl apply -f https://docs.projectcalico.org/v3.10/manifests/calico.yaml

  1. Tạo cụm node

ssh vào máy master chạy lệnh

kubeadm token create --print-join-command

Tux, the Linux mascot

Chạy lệnh được sinh ra trên các cụm worker.

Tux, the Linux mascot

Kết quả thu được

Tux, the Linux mascot

Hoàn thành cài đặt cụm k8s với 1 master, 2 node

2. Cài đặt k9s

K9S là công cụ CLI để quản lý, tương tác với K8S (Kubernetes) với giao diện dòng lệnh trên Terminal

Tux, the Linux mascot

Coppy nội dung file admin.conf trong thư mục /etc/kubernetes/ trên master về máy local (vd conf) Tải source k9s tại trang chủ chạy lênh sau để khởi chạy

./k9s --kubeconfig conf

Gõ help để xem các phím tắt thao tác với k9s

3. Pod, Node, Kubectl

1.Node trong Kubernetes

Trong Kubernetes Node là đơn vị nhỏ nhất xét về phần cứng. Nó là một máy vật lý hay máy ảo (VPS) trong cụm máy (cluster). Xem các nút (node) trong cụm (cluster) chạy lệnh: Mở k9s gõ:

Shift :

Sau đó gõ tài nguyên node

node

Tux, the Linux mascot

2.Pods trong Kubernetes

Kubernetes không chạy các container một cách trực tiếp, thay vào đó nó bọc một hoặc vài container vào với nhau trong một cấu trúc gọi là POD. Các container cùng một pod thì chia sẻ với nhau tài nguyên và mạng cục bộ của pod.

Xem các pod bằng lệnh pod trong k9s Tux, the Linux mascot

Tạo Pod từ file cấu hình .yaml. vd

1-swarmtest-node.yaml

apiVersion: v1
kind: Pod
metadata:
  labels:
    app: app1
    ungdung: ungdung1
  name: ungdungnode
spec:
  containers:
  - name: c1
    image: ichte/swarmtest:node
    resources:
      limits:
        memory: "150M"
        cpu: "100m"
    ports:
      - containerPort: 8085
      # - containerPort: 8086

File trên khai báo một Pod, đặt tên là ungdungnode, gán nhãn app: app1, ungdung: ungdung1 trong Pod chạy một Container từ image ichte/swarmtest:php, cổng của Container 8085

Triển khai tạo Pod từ file này, thực hiện lệnh sau

kubectl apply -f 1-swarmtest-node.yaml

Tux, the Linux mascot

Xem thông tin chi tiết của Pod

1.xem thông tin chi tiết của Pod

kubectl describe pod/namepod

2 .Tra cứu log của Pod

kubectl logs pod/podname

3 . Chạy tiến trình trong Pod và gắn vào terminal

kubectl exec -it mypod bash

Chú ý, nếu pod có nhiều container bên trong, thì cần chỉ rõ thi hành container nào bên trong nó bằng tham số -c containername

4 .xóa Pod

kubectl delete -f firstpod.yaml

4. ReplicaSet, HPA

ReplicaSet là một điều khiển Controller - nó đảm bảo ổn định các nhân bản (số lượng và tình trạng của POD, replica) khi đang chạy.

Ví dụ: Cấu hình sau định nghĩa một ReplicaSet đặt tên là rsapp, nó quản lý nhân bản 3 POD có nhãn app=rsapp, POD có một container từ image ichte/swarmtest:node

2.rs.yaml

apiVersion: apps/v1
kind: ReplicaSet
metadata:
  name: rsapp
spec:
  replicas: 3
  selector:
    matchLabels:
      app: rsapp
  template:
    metadata:
      name: rsapp
      labels:
        app: rsapp
    spec:
      containers:
      - name: app
        image: ichte/swarmtest:node
        resources:
          limits:
            memory: "128Mi"
            cpu: "100m"
        ports:
          - containerPort: 8085

Thực hiện lệnh để triển khai/cập nhật

kubectl apply -f 2.rs.yaml

Tux, the Linux mascot

Để lấy các ReplicaSet thực hiện lệnh

kubectl get rs

Thông tin về ReplicaSet có tên rsapp

kubectl describe rs/rsapp

Tux, the Linux mascot

Liệt kê các POD có nhãn "app=rsapp"

kubectl get po -l "app=rsapp"

Horizontal Pod Autoscaler với ReplicaSet

Horizontal Pod Autoscaler là chế độ tự động scale (nhân bản POD) dựa vào mức độ hoạt động của CPU đối với POD, nếu một POD quá tải - nó có thể nhân bản thêm POD khác và ngược lại - số nhân bản dao động trong khoảng min, max cấu hình

Ví dụ, với ReplicaSet rsapp trên đang thực hiện nhân bản có định 3 POD (replicas), nếu muốn có thể tạo ra một HPA để tự động scale (tăng giảm POD) theo mức độ đang làm việc CPU, có thể dùng lệnh sau:

kubectl autoscale rs rsapp --max=2 --min=1

Để linh loạt và quy chuẩn, nên tạo ra HPA (HorizontalPodAutoscaler) từ cấu hình file yaml (Tham khảo HPA API ) , ví dụ:

apiVersion: autoscaling/v1
kind: HorizontalPodAutoscaler
metadata:
  name: rsapp-scaler
spec:
  scaleTargetRef:
    apiVersion: apps/v1
    kind: ReplicaSet
    name: rsapp
  minReplicas: 5
  maxReplicas: 10
  # Thực hiện scale CPU hoạt động ở 50% so với CPU mà POD yêu cầu
  targetCPUUtilizationPercentage: 50

5. Deployment

Deployment quản lý một nhóm các Pod - các Pod được nhân bản, nó tự động thay thế các Pod bị lỗi, không phản hồi bằng pod mới nó tạo ra. Như vậy, deployment đảm bảo ứng dụng của bạn có một (hay nhiều) Pod để phục vụ các yêu cầu.

Deployment sử dụng mẫu Pod (Pod template - chứa định nghĩa / thiết lập về Pod) để tạo các Pod (các nhân bản replica), khi template này thay đổi, các Pod mới sẽ được tạo để thay thế Pod cũ ngay lập tức.

Tạo file cấu hình Deployment (yaml) tham khảo API - Deployment API

Ví dụ khai báo file Deployment sau

1.myapp-deploy.yaml

apiVersion: apps/v1
kind: Deployment
metadata:
  # tên của deployment
  name: deployapp
spec:
  # số POD tạo ra
  replicas: 3

  # thiết lập các POD do deploy quản lý, là POD có nhãn  "app=deployapp"
  selector:
    matchLabels:
      app: deployapp

  # Định nghĩa mẫu POD, khi cần Deploy sử dụng mẫu này để tạo Pod
  template:
    metadata:
      name: podapp
      labels:
        app: deployapp
    spec:
      containers:
      - name: node
        image: ichte/swarmtest:node
        resources:
          limits:
            memory: "128Mi"
            cpu: "100m"
        ports:
          - containerPort: 8085

Thực hiện lệnh sau để triển khai

kubectl apply -f 1.myapp-deploy.yaml

Khi Deployment tạo ra, tên của nó là deployapp, có thể kiểm tra với lệnh:

kubectl get deploy -o wide

Deploy này quản sinh ra một ReplicasSet và quản lý nó, gõ lệnh sau để hiện thị các ReplicaSet

kubectl get rs -o wide

Tux, the Linux mascot

Scale Deployment

Scale thay đổi chỉ số replica (số lượng POD) của Deployment, ý nghĩa tương tự như scale đối với ReplicaSet trong phần trước. Ví dụ để scale với 10 POD thực hiện lệnh:

kubectl scale deploy/deployapp --replicas=10

Muốn thiết lập scale tự động với số lượng POD trong khoảng min, max và thực hiện scale khi CPU của POD hoạt động ở mức 50% thì thực hiện

kubectl autoscale deploy/deployapp --min=2 --max=5 --cpu-percent=50

6. Service, Secret

Mặc dù mỗi POD khi tạo ra nó có một IP để liên lạc, tuy nhiên vấn đề là mỗi khi POD thay thế thì là một IP khác, nên các dịch vụ truy cập không biết IP mới nếu ta cấu hình nó truy cập đến POD nào đó cố định. Để giải quết vấn đề này sẽ cần đến Service.

Service (micro-service) là một đối tượng trừu tượng nó xác định ra một nhóm các POD và chính sách để truy cập đến POD đó. Nhóm cá POD mà Service xác định thường dùng kỹ thuật Selector (chọn các POD thuộc về Service theo label của POD).

Cũng có thể hiểu Service là một dịch vụ mạng, tạo cơ chế cân bằng tải (load balancing) truy cập đến các điểm cuối (thường là các Pod) mà Service đó phục vụ.

Tạo Service có Selector, chọn các Pod là Endpoint của Service

pods.yaml

apiVersion: v1
kind: Pod
metadata:
  name: myapp1
  labels:
    app: app1
spec:
  containers:
  - name: n1
    image: nginx
    resources:
      limits:
        memory: "128Mi"
        cpu: "100m"
    ports:
      - containerPort: 80
---
apiVersion: v1
kind: Pod
metadata:
  name: myapp2
  labels:
    app: app1
spec:
  containers:
  - name: n1
    image: httpd
    resources:
      limits:
        memory: "128Mi"
        cpu: "100m"
    ports:
      - containerPort: 80

Triển khai file trên

kubectl apply -f 3.pods.yaml

Tux, the Linux mascot

Tiếp tục tạo ra service có tên svc2 có thêm thiết lập selector chọn nhãn app=app1

svc2.yaml

apiVersion: v1
kind: Service
metadata:
  name: svc2
spec:
  selector:
     app: app1
  type: ClusterIP
  ports:
    - name: port1
      port: 80
      targetPort: 80

Tux, the Linux mascot Thông tin trên ta có, endpoint của svc2 là 192.168.201.4:80,192.168.74.197:80, hai IP này tương ứng là của 2 POD trên. Khi truy cập địa chỉ svc2:80 hoặc 10.101.4.19:80 thì căn bằng tải hoạt động sẽ là truy cập đến 192.168.201.4:80 hoặc 192.168.74.197:80

Tạo Service kiểu NodePort

Kiểu NodePort này tạo ra có thể truy cập từ ngoài internet bằng IP của các Node, ví dụ sửa dịch vụ svc2 trên thành dịch vụ svc3 kiểu NodePort svc3.yaml

apiVersion: v1
kind: Service
metadata:
  name: svc3
spec:
  selector:
     app: app1
  type: NodePort
  ports:
    - name: port1
      port: 80
      targetPort: 80
      nodePort: 31080

Triển khai file trên

kubectl appy -f 5.svc3.yaml

Sau khi triển khai có thể truy cập với IP là địa chỉ IP của các Node và cổng là 31080 image

Tux, the Linux mascot

7. PersistentVolume NFS trên Kubernetes

DaemonSet (ds) đảm bảo chạy trên mỗi NODE một bản copy của POD. Triển khai DaemonSet khi cần ở mỗi máy (Node) một POD, thường dùng cho các ứng dụng như thu thập log, tạo ổ đĩa trên mỗi Node

Job (jobs) có chức năng tạo các POD đảm bảo nó chạy và kết thúc thành công. Khi các POD do Job tạo ra chạy và kết thúc thành công thì Job đó hoàn thành. Khi bạn xóa Job thì các Pod nó tạo cũng xóa theo. Một Job có thể tạo các Pod chạy tuần tự hoặc song song. Sử dụng Job khi muốn thi hành một vài chức năng hoàn thành xong thì dừng lại (ví dụ backup, kiểm tra ...)

CronJob (cj) - chạy các Job theo một lịch định sẵn. Việc lên lịch cho CronJob khai báo giống Cron của Linux.

8. Pv, pvc

Tạo ổ đĩa lưu dữ liệu lâu dài PV và yêu cầu truy cập đến PV bằng PVC, cách mount PVC vào POD

PersistentVolume (pv) là một phần không gian lưu trữ dữ liệu tronnng cluster, các PersistentVolume giống với Volume bình thường tuy nhiên nó tồn tại độc lập với POD (pod bị xóa PV vẫn tồn tại), có nhiều loại PersistentVolume có thể triển khai như NFS, Clusterfs ...

PersistentVolumeClaim (pvc) là yêu cầu sử dụng không gian lưu trữ (sử dụng PV). Hình dung PV giống như Node, PVC giống như POD. POD chạy nó sử dụng các tài nguyên của NODE, PVC hoạt động nó sử dụng tài nguyên của PV

Tạo 1 pv

apiVersion: v1
kind: PersistentVolume
metadata:
  name: pv1
  labels:
    name: pv1
spec:
  storageClassName: mystorageclass
  capacity:
    storage: 5Gi
  accessModes:
    - ReadWriteOnce
  hostPath:
    path: "/v1"

Tạo 1 pvc

apiVersion: v1
kind: PersistentVolumeClaim
metadata:
  name: pvc1
  labels:
    name: pvc1
spec:
  storageClassName: mystorageclass
  accessModes:
    - ReadWriteOnce
  resources:
    requests:
      storage: 150Mi

Sử dụng PVC với Pod

apiVersion: apps/v1
kind: DaemonSet
metadata:
  name: myapp
spec:
  selector:
    matchLabels:
      name: myapp
  template:
    metadata:
      name: myapp
      labels:
        name: myapp
    spec:
      volumes:
      # Khai báo VL sử dụng PVC
      - name: myvolume
        persistentVolumeClaim:
          claimName: pvc1
      containers:
      - name: myapp
        image: busybox
        resources:
          limits:
            memory: "50Mi"
            cpu: "500m"
        command:
          - sleep
          - "600"
        volumeMounts:
        - mountPath: "/data"
          name: myvolume

9. PersistentVolume NFS trên Kubernetes

Cài đặt NFS làm Server chia sẻ file (Kubernetes)

Tạo PersistentVolume NFS pv-nfs.yaml

apiVersion: v1
kind: PersistentVolume
metadata:
  name: pv1
spec:
  storageClassName: mystorageclass
  capacity:
    storage: 5Gi
  accessModes:
    - ReadWriteMany
  nfs:
    path: "/data/mydata/"
    server: "10.5.22.109"

Triển khai và kiểm tra

kubectl apply -f pv-nfs.yaml

kubectl get pv -o wide

kubectl describe pv/pv1

image

Tạo PersistentVolumeClaim NFS pvc-nfs.yaml

apiVersion: v1
apiVersion: v1
kind: PersistentVolumeClaim
metadata:
  name: pvc1
spec:
  storageClassName: mystorageclass
  accessModes:
    - ReadWriteMany
  resources:
    requests:
      storage: 5Gi

Triển khai và kiểm tra

kubectl apply -f pvc-nfs.yaml

kubectl get pvc,pv -o wide

image

SSH vào máy master, vào thư mục chia sẻ /data/mydata tạo một file index.html với nội dung đơn giản, ví dụ:

Mount PersistentVolumeClaim NFS vào Container ...

Tạo file triển khai, gồm có POD chạy http và dịch vụ kiểu NodePort, ánh xạ cổng host 31080 vào cổng 80 của POD

httpd.yaml

apiVersion: apps/v1
kind: Deployment
metadata:
  name: httpd
  labels:
    app: httpd
spec:
  replicas: 1
  selector:
    matchLabels:
      app: httpd
  template:
    metadata:
      labels:
        app: httpd
    spec:
      volumes:
        - name: htdocs
          persistentVolumeClaim:
            claimName: pvc1
      containers:
      - name: app
        image: httpd
        resources:
          limits:
            memory: "100M"
            cpu: "100m"
        ports:
          - containerPort: 80
        volumeMounts:
          - mountPath: /usr/local/apache2/htdocs/
            name: htdocs
---
apiVersion: v1
kind: Service
metadata:
  name: httpd
  labels:
    run: httpd
spec:
  type: NodePort
  ports:
  - port: 80
    targetPort: 80
    protocol: TCP
    name: http
    nodePort: 31080
  selector:
    app: httpd

Sau khi triển khai, truy cập từ một IP của các node và cổng 31080 thu được nội dung file index.html vừa tạo

Sử dụng Ingress trong Kubernetes

Triển khai và sử dụng NGINX Ingress Controller trong Kubernetes, ví dụ tạo Ingress chuyển hướng traffic http, https vào một dịch vụ trong Kubernetes

Cài đặt NGINX Ingress Controller

Các menifest (yaml) cần triển khai ở trong thư mục k8s/exams/ingress_deployments, hãy vào thư mục này.

kubectl apply -f common/ns-and-sa.yaml
kubectl apply -f common/default-server-secret.yaml
kubectl apply -f common/nginx-config.yaml
kubectl apply -f rbac/rbac.yaml
kubectl apply -f daemon-set/nginx-ingress.yaml

Kiểm tra daemonset và các pod của Nginx Ingress Controller

kubectl get ds -n nginx-ingress
kubectl get po -n nginx-ingress

tạo Ingress app-test.yaml

apiVersion: v1
kind: Service
metadata:
  name: http-test-svc
  namespace: nginx-ingress
spec:
  ports:
  - port: 80
    protocol: TCP
    targetPort: 80
  selector:
    run: http-test-app
  sessionAffinity: None
  type: ClusterIP
---
apiVersion: apps/v1
kind: Deployment
metadata:
  labels:
    run: http-test-svc
  name: http-test-svc
  namespace: nginx-ingress
spec:
  replicas: 2
  selector:
    matchLabels:
      run: http-test-app
  template:
    metadata:
      labels:
        run: http-test-app
    spec:
      containers:
      - image: httpd
        imagePullPolicy: IfNotPresent
        name: http
        ports:
        - containerPort: 80
          protocol: TCP
        resources: {}

app-test-ingress.yaml

apiVersion: extensions/v1beta1
kind: Ingress
metadata:
  name: app
  namespace: nginx-ingress
spec:
  rules:
    # Tên miền truy cập
  - host: testk8s.test
    http:
      paths:
      - path: /
        backend:
          # dịch vụ phục vụ tương ứng với tên miền và path
          serviceName: http-test-svc
          servicePort: 80

About

Tìm hiều k8s, cài đặt, các khái niệm trong k8s, triển khai ví dụ


Languages

Language:Mustache 88.4%Language:HTML 6.7%Language:Dockerfile 4.9%